Đó là kết quả một điều tra khoa học do các nhà khoa học thuộc Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Tiền Giang vừa tiến hành.
Nhiễm khuẩn vượt chỉ tiêu
Thực phẩm chay bày bán tại chợ An Đông không bao bì nhãn mác. |
Kết
quả cho thấy, sản phẩm chay không đạt tiêu chuẩn chất lượng vi sinh
chiếm tới 83,72%, trong đó chỉ tiêu về tổng số vi khuẩn cao hơn quy định
là 100% số mẫu không đạt, khuẩn coliforms 88,88%, E.coli 1,38% và tổng
số nấm mốc là 48,11%... Hầu hết các nhóm sản phẩm ở các huyện đều không
đạt chỉ tiêu vi sinh, riêng huyện Chợ Gạo có số mẫu thực phẩm chay không
đạt chỉ tiêu này chiếm tới 100%.
Khảo
sát thực phẩm chay được bày bán tại một số chợ đầu mối TPHCM như chợ
Lớn (quận 8), chợ An Đông (quận 5), chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh) cho thấy:
75% thực phẩm sản xuất thủ công trong nước giá bình dân, 5% sản phẩm
chay trong nước có thương hiệu, 20% thực phẩm chay nhập từ các nước
trong khu vực. Hai nhóm sau có giá bán khá cao, chỉ cung cấp cho các nhà
hàng chay lớn trong thành phố.
Tại
chợ thực phẩm An Đông những ngày cuối năm này tấp nập người mua thực
phẩm chay. Những hộp nhựa, mâm nhôm chứa các loại thực phẩm như bánh
bánh bao, nem bì, chả lụa bày bán kiểu cân ký, không bao bì nhãn mác,
không hạn sử dụng.
Chúng
tôi ghé hàng bà Hoa ngay đầu chợ. Bên cạnh chỗ bà ngồi là chảo mỡ to
đùng, nước mỡ cháy đen, trên quầy bán đủ món nào là tàu ki, bánh căn,
giò chả. Thấy chúng tôi xem hàng và lưỡng lự, bà Hoa đặt luôn miếng giò
chay lên tấm phản (không kê thớt - PV) cắt luôn miếng giò đưa cho thử.
Bà Hoa hồ hởi: "Tôi bán ở đây mấy chục năm rồi. Các loại bánh căn, tàu
hủ ki tôi lấy hàng về chế biến bán lại. Chỉ giò chả là tôi tự làm để bán
và đổ mối luôn. Nhiều mối tận Thủ Đức, Bình Dương, Vũng Tàu đều đổ về
đây mua cả...".
Thấy
chúng tôi hỏi giò chay của công ty làm sẵn đựng trong túi nilon, bên
ngoài in tiếng Hoa, bà Hoa ngăn lại khuyên không nên ăn loại này!.
Bà Hoa thái giò chay cho khách ăn thử.
Vi khuẩn khó chết khi nấu ở nhiệt độ cao
Theo
bà Phẩm Minh Thu, Trưởng Phòng Kiểm nghiệm Hóa lý Vi sinh viện Pasteur
TPHCM: Nấm mốc có nhiều loại, có loại rất độc như nấm mốc có độc tố
aflatoxin do nấm aspergillus flavus sinh ra. Nếu thực phẩm nhiễm loại
nấm mốc này nguy cơ người tiêu dùng ăn phải dễ bị ung thư dù với liều
lượng nhỏ. Còn nấm mốc tạp sẽ làm cho thực phẩm không còn protein mà
chuyển hóa thành những chất khác gây ảnh hưởng sức khoẻ.
E.coli
và coliforms là loại vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh, cho biết thực phẩm đã
bị nhiễm phân tươi vì nó là vi khuẩn đường ruột. Mặt khác, nếu là E.coli
có độc tố thì gây tiêu chảy cho trẻ em dưới 5 tuổi. Những khuẩn này
nhiễm từ các thiết bị như dao, thớt, dụng cụ sản xuất không đảm bảo,
không hợp vệ sinh, vật chứa mất vệ sinh và nguồn nước sản xuất không
sạch.
E.coli
và coliforms chết ở 1000C nhưng với nấm mốc loại nấm mốc bào tử rất khó
chết kể cả khi đun nấu ở nhiệt độ cao. Đối với khuẩn độc tố aflatoxin
thì còn khó chết hơn. Ngoài ra, hiện nay chưa có nghiên cứu nào xét
nghiệm sự kháng thuốc kháng sinh của các khuẩn trên. Đối với người tiêu
dùng thì điều đầu tiên vẫn là sử dụng thực phẩm chay cơ sở uy tín và
không nên ăn hàng quán chay vỉa hè.
BS
Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam, Cục An
toàn Vệ sinh thực phẩm văn phòng phía Nam cũng nhận định, khi thực phẩm
phát hiện vi khuẩn vượt mức quy định và nấm mốc với số lượng cao rất dễ
sinh độc tố, sử dụng thực phẩm bị hư hỏng như vậy dễ bị ung thư khi độc
tố tích lũy trong cơ thể theo thời gian.
Trong
9 tháng đầu năm 2012, toàn quốc ghi nhận có 142 vụ ngộ độc thực phẩm
với 4.669 người mắc, 3.734 người đi viện và 28 người chết. Số vụ ngộ độc
lớn (>_ 30 người) là 32 vụ. Ngộ độc xảy ra ở 41/63 tỉnh/thành phố
(65,0%) và tập trung tại gia đình 56,3% (80 vụ) và bếp ăn tập thể 15,5%
(22 vụ). (Phòng Giám sát Ngộ độc, Cục ATVSTP)
Theo Hương Nguyên
Kiến thức