Bệnh rất dễ chẩn đoán và phát hiện sớm nhưng do chủ quan, thậm chí nhầm lẫn với chứng loét miệng nên bệnh nhân thường được điều trị khi đã quá muộn.
Chủ quan, coi thường
bệnh nhẹ, anh Trịnh Văn Ngọc, 42 tuổi, ngụ tỉnh Ninh Bình, phát hiện bị
ung thư lưỡi khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, cả lưỡi bị xâm nhiễm cứng đờ,
không nói được. Tại Bệnh viện (BV) K Trung ương, các bác sĩ đã phải cắt
bỏ hoàn toàn lưỡi của anh Ngọc và tiến hành liệu trình xạ trị. Người
thân của anh cho biết ban đầu, anh Ngọc chỉ bị nhiệt miệng (loét miệng),
cứ nghĩ do “nóng trong người” nên ăn đồ ăn “mát”, thậm chí uống cả
thuốc nam, thuốc bắc nhưng bệnh vẫn không giảm. Anh Ngọc đến BV tỉnh
khám, nghi ngờ bị ung thư khoang miệng nên được giới thiệu nhập BV K.
Đừng để quá muộn
Thăm khám một bệnh nhân bị ung thư lưỡi sau khi đã phẫu thuật ở Bệnh viện K |
Chỉ đến khi tổn thương
lan tỏa, vết loét không liền và xuất hiện nhiều triệu chứng như khó ăn
uống, khó nuốt, chảy máu, đau tai, có hạch ở cổ… thì đã quá muộn. “Hầu
hết các trường hợp này, khối u khoang miệng đã lớn trên 4 cm, vết loét
xâm lấn cả sàn miệng, khoang họng, thậm chí lưỡi cũng bị xâm nhiễm cứng
không nói được, di căn hạch vỡ loét” - bác sĩ Bảo chia sẻ.
Đáng lo ngại là trong những năm gần đây, bệnh gia tăng và đứng trong tốp 10 ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam.
Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 40-60 nhưng nay đang có xu hướng trẻ dần.
“Cách đây chỉ một vài tuần, chúng tôi đã tiếp nhận và điều trị cho 2
trường hợp khá trẻ là một nam thanh niên mới 17 tuổi và một phụ nữ 23
tuổi - những trường hợp mà trước đây rất hiếm gặp. Điều đáng nói là
những yếu tố nguy cơ đối với bệnh ung thư khoang miệng như hút thuốc lá,
lạm dụng đồ uống có cồn, ăn trầu… ở những bệnh nhân này đều không có” -
bác sĩ Bảo cho biết.
Nhiều dấu hiệu báo trước
Theo bác sĩ Trần Xuân Bách, BV Tai Mũi Họng Trung ương, cần
đến khám ngay bác sĩ chuyên khoa nếu một người bình thường xuất hiện
một hay nhiều các dấu hiệu như khối sưng to, cứng chắc bất thường ở môi,
miệng, họng mà phát hiện qua soi gương hoặc sờ tay. Cùng đó, vết loét,
trượt xuất hiện trong miệng cố định ở một vị trí, không liền vết thương
hoặc có xu hướng lan rộng, kể cả khi sử dụng các loại thuốc thông thường
trong 2-3 tuần. Hay đó là cảm giác đau khó tả, buốt chói, đau âm ỉ, đau
không rõ ràng; nuốt sặc, nuốt nghẹn, nuốt vướng hay khó khăn khi nuốt.
Người bệnh khàn tiếng bất thường, thay đổi giọng khác lạ, sụt cân, mệt
mỏi bất thường…
Các nguyên nhân gây
bệnh ung thư khoang miệng, theo bác sĩ Bách, đến nay vẫn chưa được khẳng
định chắc chắn nhưng nghiện thuốc lá và lạm dụng đồ uống có cồn là
những yếu tố có liên quan đến bệnh. Ngoài ra, một số yếu tố khác như
phơi nắng quá nhiều, nhai trầu, thói quen ăn dưa muối, cà muối, cá muối…
hay quan hệ tình dục theo đường miệng cũng có thể là nguyên nhân gây
bệnh. Viêm cận răng cũng là nguyên nhân sinh ra tế bào ung thư, tình
trạng vệ sinh răng miệng kém, hàm răng giả không thích hợp, được coi là
thủ phạm.
Bác sĩ Bảo cho biết
trước đây, với bệnh nhân ung thư khoang miệng có di căn hạch sớm thường
được chỉ định xạ trị nhưng hiện nay, với những trường hợp này vẫn được
chỉ định phẫu thuật vét hạch. Bởi không giống các ung thư khác, hạch ung
thư khoang miệng sớm vẫn có khả năng kháng tia xạ, hóa chất và xâm
nhiễm vào các tổ chức phần mềm, phá vỡ mạch máu khiến bệnh tái phát,
tiến triển nhanh hơn.
Bác sĩ Bách cho rằng cách tối ưu để phòng tránh ung
thư khoang miệng là loại bỏ yếu tố nguy cơ. “Việc thi thoảng hút một
điếu thuốc cũng có nguy cơ gần như tương đương với hút thường xuyên.
Những người vừa uống rượu vừa hút thuốc lá nguy cơ mắc bệnh tăng gấp
nhiều lần” - bác sĩ Bách nói.
Theo Ngọc Dung
Người lao động